Theo Nghị định số 52/2012/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt, trong đó:
- Hành vi vi phạm trong việc ban hành, tổ chức thực hiện quy định, nội quy về PCCC.
- Hành vi vi phạm quy định về thi công PCCC.
- Hành vi vi phạm về hồ sơ quản lý công tác an toàn PCCC.
- Hành vi vi phạm quy định về PCCC trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ.
- Hành vi vi phạm quy định về PCCC trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ.
- Hành vi vi phạm quy định trong vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
- Hành vi vi phạm quy định về PCCC trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt.
- Hành vi vi phạm quy định về PCCC trong thiết kế, lắp đặt, quản lý, sử dụng điện.
- Hành vi vi phạm quy định về PCCC trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét.
- Hành vi vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư, xây dựng.
- Hành vi vi phạm quy định về khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và ngăn cháy.
- Hành vi vi phạm về phương án chữa cháy của cơ sở.
- Hành vi vi phạm về thông tin báo cháy.
- Hành vi vi phạm về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
- Hành vi vi phạm về công tác chữa cháy.
Lắp đặt PCCC theo Nghị định số 52/2012/NĐ-CP
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền thì thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể, trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
2. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
3. Trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt thuộc Công an nhân dân đang xử lý đối với cá nhân, tổ chức có vi phạm về phòng cháy và chữa cháy theo Nghị định này mà phát hiện cá nhân, tổ chức đó còn có hành vi vi phạm hành chính được quy định trong các Nghị định khác của Chính phủ thì có quyền xử phạt hành chính về hành vi đó.